Cẩm nang

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ

Bếp Hải Linh tổng hợp và cung cấp những thông tin cơ bản về nguồn gốc của bếp từ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ cũng như ưu, nhược điểm của sản phẩm để khách hàng có thể hiệu rõ hơn về dòng thiết bị nhà bếp cao cấp đang rất được ưa chuộng này.

Bài viết liên quan:

  • Nồi dùng cho bếp từ loại nào tốt
  • Nên mua bếp từ hãng nào
  • 3 chức năng nên chú ý khi chọn mua bếp từ

 

Bếp từ là dòng thiết bị nhà bếp cao cấp bán chạy dẫn đầu thị trường hiện nay và trở nên quen thuộc với các bà nội trợ Việt. Tuy nhiên, còn rất nhiều khách hàng thắc mắc các câu hỏi như bếp từ là gì? Bếp từ có cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động của bếp từ ra sao mà lại có thể rút ngắn thời gian đun nấu, an toàn và tiết kiệm điện hơn so với các dòng bếp khác? Bài viết dưới đây của Bếp Hải Linh sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này.

 

Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bếp từ
 

1. Nguồn gốc của bếp từ


Đầu tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của bếp từ. Bếp từ là một thiết bị nhà bếp thông minh ra đời được kế thừa từ việc dòng từ trường của nhà vật lý học Faraday được phát minh ra vào thế kỷ thứ 19. Đến giữa thế kỷ 20, lần đầu tiên cảm ứng từ được sử dụng để tỏa nhiệt ứng dụng trong các ngành công nghiệp nặng và sắt thép (lò cảm ứng). Sau đó khoảng 150 năm, các chuyên viên nghiên cứu nhóm Thomson mới nghiên cứu, chế tạo và ứng dụng để tạo ra chiếc bếp từ đầu tiên.

2. Bếp từ là gì?


Bếp từ (bếp cảm ứng từ hay bếp điện cảm ứng) là loại bếp hỗ trợ đắc lực cho công việc nội trợ thông qua việc sử dụng từ trường giữa bếp và nồi để biến đổi thành nhiệt năng và sinh ra nhiệt để làm chín thức ăn. Bên trong bếp từ có 1 cuộn dây để tạo ra từ trường biến thiên với tần số cao và có thể thay đổi được, khi thay đổi tần số này sẽ có thể điều chỉnh được nhiệt độ của bếp.

3. Cấu tạo của bếp từ

 

Các bộ phận chính của bếp từ

Cấu tạo của bếp từ bao gồm các bộ phận cơ bản sau:

+ Mặt bếp từ: làm bằng chất liệu sứ thủy tinh cao cấp với khả năng chịu được nhiệt độ cao, chịu lực va chạm lớn.
+ Cuộn dây tạo từ trường: Bộ phận này là một cuộn dây phẳng dạng đĩa đặt được bố trí ở bên dưới mặt bếp.
+ Mạch điện tử công suất: Bộ phận này bao gồm nhiều linh kiện điện tử phức tạp với khả năng tăng giảm biên độ của dòng điện xoay chiều, có khả năng thay đổi tần của dòng điện đi vào cuộn dây.
+ Bảng điều khiển: Tích hợp các nút chức năng đề điều khiển và đặt chức năng cho các chế độ làm việc của bếp từ như chọn chế độ nấu, tăng giảm nhiệt độ, hẹn giờ nấu,….

4. Nguyên lý hoạt động của bếp từ


Khác với các phương thức nấu nướng khác, khi nấu nướng với bếp từ sẽ chỉ có dụng cụ nấu được làm nóng còn bề mặt bếp hoàn toàn cách nhiệt. Nhiệt độ của bếp không bao giờ cao hơn nhiệt độ của đáy nồi. Năng lượng từ trường khi qua đáy nồi sẽ được chuyển hóa thành năng lượng nhiệt. Do đó, bếp từ chỉ có thể sử dụng được với các loại nồi có đáy bằng kim loại hoặc vật liệu nhiễm từ.

 

Cách truyền nhiệt của bếp từ khi nấu ăn

Nguyên lý làm việc của bếp từ có thể hiểu đơn giản như sau: Khi cho một dòng điện thay đổi tần số vào cuộn dây, cuộn dây sinh ra từ trường dao động, từ trường này xuyên qua mặt bếp đến đáy nồi bằng chất sắt từ. Do từ trường này biến đổi nên trong đáy nồi sinh ra một dòng điện xoáy (dòng Foucault) và phát sinh nhiệt tức thời. Một cách gần đúng có thể coi tất cả từ thông hướng thẳng góc với mặt bếp để xuyên lên đáy nồi.

 

 
Nguyên lý hoạt động của dòng Fu-cô trên bếp từ
 

5. Ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng bếp từ


Với nguyên lý hoạt động trên của bếp từ, việc sử dụng bếp từ có những ưu, nhược điểm sau:

– Ưu điểm của bếp từ:

+ Do nguyên lý hoạt động của bếp từ dựa trên cơ chế truyền nhiệt trực tiếp vào đáy nồi nên hiệu suất đun nấu của bếp từ đạt tới 90%, giúp tiết kiệm điện năng và thời gian đun nấu hiệu quả.
+ Sử dụng bếp từ không có hiện tượng thất thoát nhiệt ra bên ngoài, không có ngọn lửa nên không tạo hơi nóng nên khi nấu có thể bật quạt mà không lo bị ảnh hưởng.
+ Khi đun nấu bằng bếp từ không sinh ra các khí độc hại như khí CO2, không có bức xạ nhiệt nên an toàn với sức khỏe của người dùng.
+ Việc vệ sinh bếp từ cũng dễ dàng hơn vì mặt bếp chống bám bẩn, không sinh nhiệt nên bạn có thể vệ sinh ngay sau khi đun nấu xong.
+ Sử dụng bếp từ đảm bảo an toàn tuyệt đối khi dùng vì ở mỗi mẫu bếp từ đều được trang bị đầy đủ các chức năng như chức năng khóa bàn phím, chức năng hẹn thời gian, chức năng tự động tắt khi không có nồi, chức năng cảnh báo nhiệt dư vùng nấu,… do đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng bếp từ.

– Nhược điểm của bếp từ:

+ Với nguyên lý hoạt động của bếp từ nêu ra ở trên, việc sử dụng bếp từ sẽ kén xoong nồi, chỉ sử dụng được 1 loại nồi duy nhất có đáy nhiễm từ.
+ Chi phí đầu tư ban đầu cao vì ngoài chi phí chi trả cho bếp, bạn còn phải bỏ ra một khoản chi phí chi trả để mua bộ nồi dùng cho bếp.

Trên đây, Showroom Bếp Hải Linh đã giới thiệu đến các bạn thông tin liên quan đến bếp từ, nguyên lý hoạt động của bếp từ, những ưu nhược điểm của bếp từ. Để có thể tham khảo trực tiếp các sản phẩm bếp từ, khách hàng hãy đến với Showroom Bếp Hải Linh tham quan các mẫu bếp từ cao cấp đến từ nhiều thương hiệu khác nhau như: Bếp từ Fagor, bếp từ Lorca, bếp từ Cata, bếp từ Giovani, bếp từ Chefs,… Với mỗi một thương hiệu có nhiều kiểu dáng, thiết kế, kích thước, tính năng và mức giá thành khác nhau để khách hàng lựa chọn. Đến với đại lý bếp từ Hải Linh, quý khách sẽ được đội ngũ nhân viên tư vấn bán hàng am hiểu sản phẩm và đội ngũ nhân viên kỹ thuật chuyên nghiệp sẽ tư vấn giúp quý khách lựa chọn được sản phẩm chất lượng tốt nhất. Bếp Hải Linh hân hạnh đón tiếp và phục vụ quý khách.