Cẩm nang

Mặt kính bếp từ bị nóng nguyên nhân do đâu?

(Bephailinh.vn) – Mặt kính bếp từ có một ưu điểm mà khá nhiều người dùng ưa thích đó là mặt bếp khi nấu chỉ phần tiếp xúc với đáy nồi là bị nóng lên, còn những chỗ khác mặt bếp lại không bị nóng lên. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng nếu bạn vô tình chạm phải và thấy mặt bếp từ rất nóng, tình huống khiến các bà nội trợ hoang mang, lo lắng. Hãy cùng Bephailinh.vn tìm hiểu các nguyên nhân mặt bếp từ bị nóng và cách xử chúng.

 Tin liên quan :

+ Các mã báo lỗi thường gặp trên bếp từ và cách xử lý
+ Hướng dẫn vệ sinh mặt bếp từ đúng cách
 

Mặt kính bếp từ bị nóng nguyên nhân do đâu?
 

1. Các nguyên nhân làm cho mặt bếp từ bị nóng


Hiện tượng nóng bề mặt bếp từ xuất phát từ khá nhiều nguyên nhân. Cùng Bephailinh.vn tìm hiểu một số nguyên nhân chính khiến xảy ra hiện tượng này ngay dưới đây:

+ Bếp từ xảy ra tình trạng quá tải nếu trong suốt thời gian dài đun nấu với công suất cao, nhiệt độ lớn. Lúc này, vô tình chạm tay vào mặt bếp từ sẽ thấy nóng. Thông thường, với tình trạng này, màn hình điều khiển của bếp từ sẽ xuất hiện báo mã lỗi E1 để người dùng nhận biết được bếp đang quá nóng.

+ Nếu quạt tản nhiệt của bếp từ bị chặn, xung quanh bếp không thoáng khí hoặc bộ phận này bị hỏng cũng khiến cho mặt bếp từ bị nóng.

+ Nhiệt độ của dụng cụ nấu cao hơn 280 độ C do dòng điện vào bếp ở mức quá cao cũng sẽ là mặt bếp bị nóng lên. Thông thường, tình trạng này sẽ đi kèm với việc trên màn hình điều khiển của bếp từ báo mã lỗi E4.

+ Khi IGBT (trở cảm biến) của bếp từ bị quá nhiệt cũng gây ra hiện tượng mặt bếp bị nóng. Lúc này, bạn sẽ thấy bếp từ báo mã lỗi E5 trên bảng điều khiển.

+ Mặt bếp từ bị nóng còn do 1 nguyên nhân nữa đó là cảm biến nhiệt bị tắt, lỏng hoặc nhiệt độ ở đáy nồi quá cao. Lúc này, bếp từ báo lỗi E6.

2. Cách xử lý mặt bếp từ bị nóng hiệu quả


+ Cách xử lý hiệu quả đối với các trường hợp đun nấu với công suất cao, dụng cụ nấu có nhiệt độ lớn, trở cảm biến bị quá nhiệt hay cảm biến nhiệt có vấn đề thì cần nhanh chóng tắt bếp. Sau đó, nhấc các dụng cụ nấu trên mặt bếp ra và làm nguội ít nhất trong thời gian khoảng 10 phút.

+ Kiểm tra lại mức ổn định của dòng điện đầu vào cho bếp từ. Tốt nhất là bạn nên sắm thêm một chiếc ổn áp để nguồn điện vào bếp có thể ổn định nhanh. Sau khi đợi bếp nguội, bạn bật lên mà không thấy hiển thị báo lỗi nữa thì có thể tiếp tục công việc nấu ăn.

Nếu sau khi khởi động lại bếp mà vẫn thấy mặt bếp từ bị nóng, bạn cần tắt bếp, rút nguồn điện và liên hệ với bên trung tâm bảo hành hoặc dịch vụ sửa chữa, thợ sửa chuyên nghiệp để xử lý giúp bạn. Bạn không nên tự ý mở thiết bị và sửa để tránh gây nguy cơ cháy chập cực kỳ nguy hiểm.

+ Với trường hợp mặt bếp từ bị nóng do vấn đề ở quạt tản nhiệt thì bạn cần tắt bếp, kiểm tra lại tình trạng của quạt, tạo không gian thông thoáng cho bếp từ, bỏ hết các vật dụng xung quanh gây cản trở hoạt động của quạt tản nhiệt. Nếu quạt tản nhiệt bị hỏng thì cần thay mới.

Trên đây là một số chia sẻ của Bephailinh.vn về những nguyên nhân và cách xử lý mặt bếp từ bị nóng giúp bạn có thể khắc phục ngay nhanh chóng và dễ dàng ngay tại nhà nếu gặp phải nhé. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhanh nhất.